Mẫu bảng tính khấu hao TSCĐ theo TT 133

Loại file: .xls   |   Lượt xem: 3687   |   Lượt tải: 230    

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành vào ngày 26/08/2016 – Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ thay cho Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và được áp dụng vào ngày 01/01/2017

1. Mục đích: 

Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng.

2. Cách lập bảng tính khấu hao tài sản cố định

Cột STT: Ghi theo số thứ tự TSCĐ đưa vào tính khấu hao

Cột Mã TSCĐ: Là Mã của TSCĐ do DN đặt  phù hợp với yêu cầu quản lý của DN

Cột Tên tài sản cố định: Tên chi tiết của máy móc, phương tiện, dụng cụ,… Lấy trên thẻ TSCĐ

Cột Ngày tính khấu hao: Là ngày ghi tăng TSCĐ

Lưu ý: Ngày ghi Nợ TK211 = ngày ghi tăng TSCĐ = ngày bắt đầu tính khấu hao TSCĐ

Cột Nguyên giá TSCĐ: Lấy trên thẻ TSCĐ

Cột số năm khấu hao: Ghi số năm khấu hao của TSCĐ đó

Số năm khấu hao này được lấy theo khung khấu hao TSCĐ được ban hành tại thông tư 45/2013/TT-BTC

Cột Mức khấu hao tháng: là giá trị khấu hao cho 1 tháng

Cách xác định: Mức khấu hao tháng = Nguyên giá TSCĐ / (12 x số năm khấu hao)

Cột Số khấu hao lũy kế đầu kỳ: Là Tổng giá trị của TSCĐ đã được đưa vào làm chi phí ở các kỳ trước

Cách xác định như sau: Lấy từ cột số khấu hao lũy kế cuối kỳ của kỳ trước.

Hoặc tính bằng công thức: = Mức khấu hao tháng x tổng số tháng đã khấu hao.

Cột số khấu hao từng tháng:

+ Nếu khấu hao trọn tháng => Bằng mức khấu hao tháng

+ Nếu khấu hao không trọn tháng (không đủ tháng) => tính theo số ngày trích khấu hao.

Với tháng cuối cùng: = Nguyên giá - giá trị khấu hao lũy kế kỳ trước.

Cột Số khấu hao trong năm: Bằng tổng số tháng đã khấu hao trong năm (Giá trị của tài sản đã đưa vào làm chi phí khấu hao trong kỳ hiện tại).

Cột Số khấu hao lũy kế cuối kỳ: Là Tổng giá trị của TSCD đã được đưa vào làm chi phí tính đến hết kỳ hiện tại.

Cách xác định:

Số khấu hao lũy kế cuối kỳ = Số khấu hao lũy kế đầu kỳ + Số khấu hao trong kỳ (trong năm)


Cột Giá trị còn lại: Là giá trị còn lại của TSCĐ sẽ được đưa vào làm chi phí cho các kỳ tiếp theo
Cách tính: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao lũy kế cuối kỳ.

Cột Ghi chú: ghi các chú ý cần thiết như: ngày hết khấu hao, tài sản đã thanh lý, tài sản đã sửa chữa...

Lưu ý:

- Bảng tính khấu hao TSCĐ được lập theo tháng (kỳ là theo tháng).

- Với những tài sản đã qua sử dụng (tài sản mua cũ, mua lại) thì xác định thời gian trích khấu hao như sau:

Thời gian trích khấu hao TSCĐ = (Giá trị hợp lý của TSCĐ / Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100%) x Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới.


- Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ: Các bạn làm bút toán sau (với sô liệu lấy trong bảng trên)
         Nợ TK 6422: 
         Nợ TK 6421:  
                      Có TK 214:  
 


Podcast tình huống kế toán mới nhất

Danh sách kế toán dịch vụ

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x