Mẫu Bản kế hoạch kinh doanh chuẩn nhất

Loại file: .pdf   |   Lượt xem: 1252   |   Lượt tải: 98    

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

Bản kế hoạch kinh doanh hay lập kế hoạch kinh doanh giúp xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, phân tích tiềm năng, ưu thế cũng như những khó khăn, cách thức bán hàng, chi phí kinh doanh.....để có cái nhìn tổng quát, đánh giá được hiệu quả, tiềm năng kinh doanh. Đây là bản kế hoạch kinh doanh cụ thể, tổng quát nhất để các bạn có thể tham khảo và nghiên cứu.

Mẫu bản lập kế hoạch kinh doanh giúp bạn hoạch định rõ ràng kế hoạch bán hàng và tăng doanh số kinh doanh trong doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh càng rõ ràng, chi tiết bao nhiêu thì việc thực hiện nó sẽ có tính khả thi cao, mang lại kết quả kinh doanh theo ý muốn.

1. Kế hoạch kinh doanh cần ngắn gọn và súc tích

Không ai muốn đọc một bản kế hoạch kinh doanh dài tận 100 trang hay kể cả là 40 trang. Việc làm một bản kế hoạch dài dòng, lan man sẽ chỉ khiến người đọc không thể chọn lọc được hết thông tin, thậm chí là bỏ dở giữa chừng vì quá nhàm chán.

Hơn thế nữa, mục đích của bản kế hoạch kinh doanh là công cụ để quản lý dự án hiệu quả và phát triển doanh nghiệp trong thời gian dài, và nó cần được điều chỉnh, bổ sung liên tục. Việc sửa đổi một xấp giấy tờ dày cộm quả thực rắc rối và dễ mắc sai lầm, cho dù đó là người có kinh nghiệm.

Vì vậy, đừng quên “keep it short” - giữ cho bản kế hoạch kinh doanh ngắn gọn, súc tích.

2. Kế hoạch kinh doanh cần phù hợp với người đọc

Một bản kế hoạch kinh doanh có thể gửi tới nhiều người: sếp, nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng,... Không phải ai trong số đó cũng hiểu hết về những thuật ngữ và danh từ riêng, từ viết tắt,... mà bạn nói. Bởi thế, trước khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, hãy dự tính trước nó sẽ được gửi đến ai và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, dễ hiểu nhất đối với họ, đồng thời giải thích rõ ràng đối với các danh từ riêng, từ viết tắt,...

Với khách hàng không phải người hiểu rõ kiến thức trong ngành, việc giải thích rõ ràng các thuật ngữ là điều nên làm.

Bạn cũng có thể sử dụng phụ lục của bản kế hoạch để cung cấp thêm chi tiết cụ thể.

3. Đừng quá sợ hãi khi lập kế hoạch kinh doanh

Đại đa số doanh nhân không phải là chuyên gia kinh doanh với bằng cấp cao mà chỉ tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm và hình thành thói quen tốt trong quá trình làm việc. Bạn cũng giống họ, nên đừng quá lo lắng nếu chưa thể lập một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.

Nếu bạn đủ hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của mình và đam mê với nó, việc viết ra một kế hoạch kinh doanh sẽ không khó khăn như bạn nghĩ. Trên thực tế, bạn có thể bắt đầu với bản kế hoạch kinh doanh đơn giản chỉ trên một mặt giấy giống như đề cương sơ bộ, rồi dựa vào đó để triển khai chi tiết sau.


Podcast tình huống kế toán mới nhất

Danh sách kế toán dịch vụ

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x