Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành vào ngày 22/12/2014 – Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính .
+Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Thẻ kho là sổ tờ rời. Nếu đóng thành quyển thì gọi là “Sổ kho”. Thẻ tờ rời sau khi dùng xong phải đóng thành quyển. “Sổ kho” hoặc “thẻ kho” sau khi đóng thành quyển phải có chữ ký của giám đốc.
Mỗi thẻ kho dùng cho một thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá cùng nhãn hiệu, quy cách ở cùng một kho. Phòng kế toán lập thẻ và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi 1 dòng, cuối ngày tính số tồn kho.
– Cột A: Ghi số thứ tự;
– Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho;
– Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho;
– Cột E: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
– Cột F: Ghi ngày nhập, xuất kho;
– Cột 1: Ghi số lượng nhập kho;
– Cột 2: Ghi số lượng xuất kho;
– Cột 3: Ghi số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày.
Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của Thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho (Cột G).
Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên Thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định.
Podcast tình huống kế toán mới nhất