Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Loại file: .doc   |   Lượt xem: 907   |   Lượt tải: 52    

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất được cập nhật mới nhất năm 2020 là giấy tờ thủ tục liên quan đến nhà đất mà Sàn kế toán xin được gửi đến các bạn tham khảo, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là hợp đồng giữa chủ hộ và bên mua sau khi đã đạt thỏa thuận mua bán nhà, đất, hợp đồng đặt cọc được lập ra để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng và được lập thành văn bản, mời các bạn cùng xem và tải về tại đây.

1. Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là gì?

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là biểu mẫu ghi chép thỏa thuận đặt cọc giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Theo đó bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc tài sản đặt cọc trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán nhà.

4. Lưu ý quan trọng nhất khi lập và ghi hợp đồng đặt cọc mua bán đất

Về thông tin của bên đặt cọc và nhận đặt cọc:

- Ghi đầy đủ, chính xác thông tin về Họ, tên, năm sinh; số chứng minh (hoặc căn cước) và hộ khẩu thường trú.

- Về đối tượng hợp đồng: Ghi số tiền đặt cọc (đơn vị tính là tiền Việt Nam), ngoài ra, theo quy định của luật Dân sự thì tài sản đặt cọc có thể là kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (vàng…).

- Thông tin về thửa đất:

Ghi lập hợp đồng đặt cọc bên mua yêu cầu bên bán đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để kiểm tra và ghi đầy đủ thông tin về thửa đất được chuyển nhượng, gồm:

+ Diện tích, số thửa, số tờ bản đồ để ghi vào hợp đồng;

+ Loại đất: Căn cứ vào Sổ đỏ để ghi loại đất: Đất ở đô thi, đất ở nông thôn, đất phi nông nghiệp không phải đất ở...

Ngoài ra, lưu ý về thời hạn sử dụng và nguồn gốc thửa đất.

Trường hợp có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì kiểm tra xem bên bán có đăng ký và có giấy chứng nhận không? Nếu không có thì phải kiểm tra hiện trạng thực tế nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

- Về giá chuyển nhượng và phương thức đặt cọc do các bên thỏa thuận.

- Về tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng và đăng ký sang tên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Do các bên thỏa thuận, tuy nhiên, thực tế thường là bên mua (bên đặt cọc thực hiện).

Về nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí:

- Thuế thu nhập cá nhân: Theo quy định do bên bán (bên nhận đặt cọc nộp, vì là người có thu nhập), có thể thỏa thuận.

- Thuế, tiền sử dụng đất nếu có (vì bên nhận đặt cọc chưa nộp thì thường sẽ do B nộp) (có thể thỏa thuận người nộp).

- Phí, lệ phí khác thường do bên mua nộp.

Về xử lý tiền đặt cọc

Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, tiền đặt cọc được xử lý trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hợp đồng được giao kết thực hiện

Tiền đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

Trường hợp 2: Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

Trường hợp 3: nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.


Podcast tình huống kế toán mới nhất

Danh sách kế toán dịch vụ

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x