Công văn đăng ký hình thức kế toán là văn bản thật sự cần thiết đối với mọi doanh nghiệp hoạt động, nhằm đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của nhà nước về chế độ kế toán đối với các doanh nghiệp.
1. Vì sao doanh nghiệp phải sử dụng công văn đăng ký hình thức kế toán?
Vì sao doanh nghiệp phải sử dụng công văn đăng ký hình thức kế toán?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, công văn đăng ký hình thức kế toán là mẫu văn bản không thể không tiến hành với mọi doanh nghiệp khi đi vào vận hành. Theo đó, việc tiến hành đăng ký hình thức kế toán với chế độ kế toán phải phù hợp với loại hình và ngành nghề của doanh nghiệp.
Chế độ kế toán ở đây được hiểu là những quy định, hướng dẫn về kế toán đối với một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể được ban hành bởi cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền.
2. Quy định về chế độ kế toán cho các doanh nghiệp
Quy định về chế độ kế toán cho các doanh nghiệp.
Theo đúng như quy định pháp luật thì công văn đăng ký hình thức kế toán sẽ tùy vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà sẽ áp dụng các chế độ kế toán khác nhau. Cụ thể:
-
Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ áp dụng theo Thông tư 132/2018/TT-BTC.
-
Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
-
Chế độ kế toán cho doanh nghiệp lớn sẽ áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
-
Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp sẽ áp dụng theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
-
Chế độ kế toán áp dụng đối với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam sẽ áp dụng theo Thông tư 177/2015/TT-BTC.
Podcast tình huống kế toán mới nhất