Hợp đồng hủy bỏ hợp đồng kinh tế

Loại file: .doc   |   Lượt xem: 3387   |   Lượt tải: 413    

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

1. Các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng

Theo quy định của Điều 312 Luật Thương mại 2005 để được áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, cần đáp ứng được những điều kiện nhất định. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận trước trong Hợp đồng là điều kiện để hủy bỏ Hợp đồng.

Trường hợp này, các bên đã có thỏa thuận cụ thể các trường hợp một bên được hủy bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm. Chẳng hạn như: “Bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp bên mua không thanh toán” “bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên bán không giao hàng đúng thời hạn trong hợp đồng”

Nếu xảy ra các trường hợp mà hai bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thì bên bị vi phạm đương nhiên có quyền hủy bỏ hợp đồng.

  • Thứ hai, một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ Hợp đồng.

Vi phạm cơ bản chính là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Mục đích của hợp đồng chính là những quyền lợi, lợi ích mà các bên mong muốn có được từ việc giao kết hợp đồng. Chẳng hạn như đối với bên bán thì mục đích của việc giao kết hợp đồng thường là bán được hàng hóa và nhận thanh toán. Đối với bên mua thì thường mục đích giao kết hợp đồng thường là để mua được hàng hóa đúng chất lượng, số lượng, quy cách mẫu mã như thỏa thuận.

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi xảy ra hành vi vi phạm là được thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc xảy ra hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản thì đều là điều kiện hủy bỏ hợp đồng. Nếu thuộc trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thì bên bị vi phạm không được hủy hợp đồng. Các trường hợp được miễn trách nhiệm trong hợp đồng:

  • Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận

  • Xảy ra sự kiện bất khả kháng

  • Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của của bên kia.

2. Hâu quả của hủy bỏ hợp đồng

  • Sau khi hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận đối với vấn đề giải quyết tranh chấp và quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi hủy bỏ hợp đồng.

  • Các bên trong hợp đồng có quyền đòi lại lợi ích do mình đã thực hiện phần nghĩa vụ theo hợp đồng. Nếu các bên có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời. Chẳng hạn như hai bên ký hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán đã giao một phần hàng hóa, bên mua đã trả phần tiền tương ứng với phần hàng hóa đó. Khi hủy hợp đồng các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên bán hoàn lại tiền, bên mua hoàn lại hàng hóa. Nếu trong trường hợp bên mua không hoàn lại được hàng hóa thì phải có nghĩa vụ hoàn trả bằng tiền.

  • Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.


Podcast tình huống kế toán mới nhất

Danh sách kế toán dịch vụ

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x