(1) Kiểm tra Biên bản hủy, PXK hàng hủy (NVL trộn, bán thành phẩm từng công đoạn, thành phẩm tại xưởng SX, Thành phẩm hủy hỏng trước HSD...hàng ngày.
(2) Theo dõi kiểm soát chi tiết quá trình nhập - xuất – hủy nguyên liệu cũng như thành phẩm hằng ngày giữa chứng từ và hệ thống ERP
(3) Tính toán giá thành kế hoạch của sản phẩm dựa trên định mức và ngân sách chi phí được duyệt
(4) Kiểm tra và tập hợp chi phí thực tế phát sinh để tính giá thành thực tế sản phẩm
(5) Kiểm soát và phân tích chênh lệch giá thành thực tế so với định mức (BOM)
(6) Lập báo cáo giá thành thực tế với giá thành kế hoạch (đã được dự kiến trước đó).
(7) Kiểm soát việc tiêu hao nguyên vật liệu, đảm bảo theo định mức quy định.
(8) Phối hợp với các bên liên quan để kiểm tra, kiểm kê hàng tồn kho định kỳ, đột xuất
(9) Báo cáo giá thành: giá thành theo đơn hàng, theo sản phẩm; bảng chi phí giá thành
(10) Kiểm soát về định lượng Nguyên vật liệu: Thành phẩm, bán thành phẩm
(11) Đánh giá khối lượng nguyên liệu còn thừa, dở dang một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác.
(12) Lập bảng tổng hợp, phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất theo từng đơn hàng đã được sản xuất và bán ra.