1. Theo dõi, quản lý các khoản thu của doanh nghiệp:
- Thực hiện nghiệp vụ thu tiền của các đối tượng bên trong, bên ngoài doanh nghiệp như: các cổ đông, thu hồi tạm ứng còn dư, các khoản thu nội bộ khác, thu bồi thường, ký cược, ký quỹ, thu hồi công nợ khách hàng, …
- Thực hiện theo dõi các khoản tiền gửi ngân hàng.
- Theo dõi hoạt động thanh toán qua thẻ của khách hàng.
- Theo dõi công nợ và đôn đốc thu hồi công nợ.
- Kiểm soát hoạt động thu ngân trong doanh nghiệp. Trực tiếp tiếp nhận các chứng từ có liên quan từ bộ phận thu ngân. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của những chứng từ nhận được.
- Quản lý chặt chẽ các chứng từ liên quan đến các khoản thu của doanh nghiệp.
- Hạch toán nghiệp vụ liên quan đến các khoản thu của doanh nghiệp.
2. Theo dõi, quản lý các khoản chi của doanh nghiệp
- Hàng tuần, hàng tháng lập kế hoạch thanh toán các khoản công nợ với nhà cung cấp. Trường hợp kế hoạch thanh toán không đảm bảo, kế toán thanh toán phải chủ động liên hệ với nhà cung cấp.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng cho nhà cung cấp, chi bồi thường, chi tiền phạt… và các nghiệp vụ chi nội bộ doanh nghiệp như thanh toán lương, thưởng, phụ cấp, thanh toán tạm ứng.
- Quản lý chặt chẽ các chứng từ liên quan đến các khoản chi của doanh nghiệp
- Hạch toán nghiệp vụ liên quan đến các khoản chi của doanh nghiệp
3. Theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt của doanh nghiệp:
- Kế toán thanh toán kết hợp với thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ thu, chi theo đúng quy định.
- Đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ cuối mỗi ngày với thủ quỹ.
- Lập báo cáo tồn quỹ định kỳ cho ban giám đốc.
4. Các công việc khác theo chỉ đạo của cấp quản lý