- Ghi chép, thu thập, xử lý và lưu trữ các hóa đơn, chứng từ kế toán:
- Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa Thì phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán.
- Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiến hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp không, có hợp lệ, hợp lý hay không
- Lập phiếu thu, phiếu chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho cần thiết trong ngày
- Vào sổ quỹ, số tiền gửi, và các sổ sách cần thiết khác
- Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng. Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
- Tính giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán
- Tính lương, bảo hiểm , các khoản phụ cấp khác cho người lao động
- Tính khấu hao TSCĐ, tính phân bổ công cụ dụng cụ
- Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ
- Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và số tổng hợp
- Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.
- In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó
- Lưu trữ các chứng từ và sổ sách