1. Kiểm tra hóa đơn chứng từ để bảo đảm tính chính xác và phù hợp với chuẩn mực kế toán và mục đích thuế; Thành thạo việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, việc kê khai thuế GTGT+ TNCN+ TNDN, việc quyết toán thuế TNDN+ TNCN;
2. Tính lương hàng tháng cho bộ phận Văn phòng; đối chiếu BHXH với P.HCNS;
3. Ghi tăng TSCĐ và tính khấu hao; Ghi tăng CCDC và tính phân bổ;
4. Lập UNC cho những khoản chi không thuộc các bộ phận;
5. Nhận lại hồ sơ ngân hàng để lưu và chuyển hóa đơn GTGT cho kế toán thuế;
6. Lập hồ sơ vay và trả nợ ngân hàng; đối chiếu công nợ ngân hàng; điều phối tiền cho hoạt động công ty và trả nợ vay ngân hàng;
7. Hướng dẫn hạch toán các nghiệp vụ kế toán; kiểm tra định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
8. Theo dõi các khoản công nợ: doanh thu tháng trước mà tháng này chưa xuất hóa đơn; Các khoản NV tạm ứng đã lâu mà chưa hoàn ứng; Kiểm tra chứng từ và làm hồ sơ thanh toán NCC; làm rõ số liệu các khoản phải thu – phải trả khác;
9. Thống kê và tổng hợp số liệu khi có yêu cầu
10. Lưu trữ hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán công ty theo quy định của chuẩn mực kế toán và luật thuế hiện hành.