1. Tiếp nhận, kiểm tra các loại hóa đơn, chứng từ kế toán
• Nhận hóa đơn, chứng từ từ các bộ phận.
• Xem xét tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ theo quy định.
• Nhập dữ liệu vào phần mềm.
• Lưu trữ các hóa đơn, chứng từ có hệ thống
2. Kiểm soát giá cả của hàng hóa mua vào, kiểm soát hàng hóa xuất, nhập, tồn kho
• Nhận báo giá của các nhà cung cấp, theo dõi việc tăng giảm giá cả của các nhà cung cấp.
• Định kỳ hàng tháng kiểm tra kho đồ ăn, kho đồ uống theo số lượng xuất nhập tồn và số lượng thực tế trong kho.
• Hàng tháng, kết hợp cùng các bộ phận kiểm kê số lượng hàng hóa, tồn kho trong kho, bếp và báo cáo.
3. Kiểm tra, đối chiếu công nợ, lên kế hoạch thanh toán cho nhà cung cấp trong thời hạn quy định
• Theo dõi và kiểm soát công nợ đối với từng nhà cung cấp nhằm đảm bảo việc thanh toán công nợ được thực hiện theo đúng thời hạn.
4. Kiểm soát thu chi, dòng tiền vào, tiền ra của công ty
• Theo dõi quỹ tiền mặt: tiền vào, tiền ra trong ngày.
• Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng.
5. Lấy sổ phụ ngân hàng
• Hàng tháng lấy sổ phụ tại ngân hàng.
6. Lập, xuất hóa đơn tài chính cho khách hàng
• Thực hiện xuất hoá đơn tài chính theo từng giao dịch.
7. Quản lý tài sản dụng cụ
• Theo dõi số lượng tài sản, dụng cụ mua về.
• Theo dõi số lượng tài sản, dụng cụ tăng giảm.
• Kết hợp với các bộ phận ghi nhận số liệu công cụ hư hỏng, đổ vỡ hàng tháng.
8. Kết hợp với nhân viên bộ phận nhân sự, bảo hiểm để khai báo tăng, giảm bảo hiểm
• Thực hiện việc báo tăng và giảm bảo hiểm đúng thời hạn.
• Kết hợp cùng bộ phận nhân sự để chuẩn bị hồ sơ và giải quyết các chế độ cho người lao động.
9. Kết hợp với kế toán thuế để làm các báo cáo thuế liên quan
• Kết hợp với kế toán thuế để làm các báo cáo thuế liên quan.
10. Xây dựng báo cáo theo yêu cầu của ban quản trị
• Lập báo cáo theo yêu cầu của quản lý.
• Các công việc khác theo yêu cầu của quản lý.