1. Công tác kế toán
- Theo dõi, phản ánh, hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tại Nhà máy (tồn kho, xuất, nhập trong kỳ). Phát sinh ngày nào cập nhật ngày đó.
- Theo dõi hàng hoá, nguyên vật liệu mua về, công nợ phải thu/phải trả với khách hàng/nhà cung cấp, báo cáo số liệu về cấp trên.
- Tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán trên cơ sở có định mức nguyên liệu, vật tư, nhân công, khấu hao tài sản ...
- Mở sổ theo dõi TSCĐ và khấu hao TSCĐ. Mở sổ theo dõi CCDC.
- Theo dõi tình hình sử dụng vật tư, hàng hóa theo định mức và những qui định đã ban hành nhằm kịp thời phát hiện những bất hợp lý, lãng phí trong quá trình sử dụng.
- Tập hợp, lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật số liệu kế toán.
- Chịu trách nhiệm sử dụng và khai thác hiệu quả phần mềm kế toán.
2. Công tác quản lý kho
- Kiểm soát công tác nhập, xuất nguyên vật liệu hàng hóa.
- Phối hợp cùng các phòng ban kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất tồn kho thực tế của vật tư và thành phẩm so với sổ sách.
- Thường xuyên giám sát, kiểm tra (đột xuất và định kỳ) thủ kho trong việc thực hiện đúng quy trình bảo quản – cấp phát vật tư – thành phẩm, lập biên bản ghi nhận sự việc đạt – không đạt. Tần suất định kỳ 1 tuần/1 lần hoặc đột xuất theo thông báo.
3. Phối kết hợp với các phòng hữu quan giải quyết công việc
- Cung cấp số liệu tồn kho chính xác, kịp thời, đúng thời gian cho phòng Kế hoạch – Kinh doanh phục vụ công tác lập Kế hoạch sản xuất và cung ứng vật tư.
- Căn cứ vào “Lệnh sản xuất” của phòng Kế hoạch – Kinh doanh lập phiếu xuất vật tư để thủ kho và phụ kho xuất vật tư phục vụ sản xuất hàng ngày.
- Cung cấp kịp thời số liệu kế toán cho các bộ phận liên quan (thông qua đề nghị và sự đồng ý của trưởng phòng).
- Sẵn sàng làm các công việc khác khi được cấp trên phân công.