Đăng bởi: Admin - Ngày đăng: 21/11/2022 - Lượt xem : 1403
Ban hành: 29/12/2015
Hiệu lực: 01/01/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Tình trạng: Còn hiệu lực
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 2018, hỗ trợ ít nhất 10% cho người tham gia BHXH tự nguyện
Từ ngày 01/01/2018, người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ % trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn với mức hỗ trợ dao động từ 10 - 30%. Trong đó, mức hỗ trợ 30% áp dụng với người thuộc hộ nghèo; 20% với hộ cận nghèo và 10% với các đối tượng khác; tời gian hỗ trợ tùy thuộc thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người, tối đa là 10 năm.
Trên đây là nội dung nổi bật tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 29/12/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH tự nguyện, có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.
Một nội dung đáng chú ý khác là quy định cho phép người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn đóng bảo hiểm theo tháng, quý, năm, nửa năm/lần, đóng 01 lần cho nhiều năm về sau (tối đa 05 năm/lần) hoặc đóng 01 lần cho những năm còn thiếu (trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu nhưng còn thiếu không quá 10 năm đóng BHXH)…; mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Bên cạnh đó, người đang tham gia BHXH tự nguyện cũng được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện; việc thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng được thực hiện ít nhất sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
Từ ngày 01/01/2021, Nghị định này bị hết hiệu lực một phần bởi Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !