Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đăng bởi: Admin - Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem : 1325

Ban hành: 11/11/2015

Hiệu lực: 01/01/2016

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

Tình trạng: Còn hiệu lực

Nội dung tóm tắt

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chế độ thai sản với người nhờ và người mang thai hộ

Ngày 11/11/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; trong đó đáng chú ý là những nội dung về chế độ thai sản của lao động mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

Cụ thể, lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày hoặc mỗi lần 02 ngày với trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh; trường hợp lao động nữ đã đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con sẽ được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở; được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ, tối đa là 06 tháng.

Tương tự, người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con cũng sẽ được nhận trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở nếu người mẹ mang thai hộ không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi…

Ngoài ra, Nghị định này cũng hướng dẫn cụ thể về các trường hợp doanh nghiệp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, doanh nghiệp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất trong 12 tháng nếu phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế; gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa… và do đó, không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó có từ 50% lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016; riêng quy định đối với người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng áp dụng từ ngày 01/01/2018.

Video liên quan

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x