Bảng mô tả công việc của nhân viên bảo trì theo ca

Loại file: .doc   |   Lượt xem: 542   |   Lượt tải: 40    

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

Bảng mô tả công việc của nhân viên bảo trì theo ca

Sàn kế toán sẽ đưa ra các thông số để các bạn tham khảo:

  1. Nhiệm vụ, quyền hạn:
  • Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về công tác an toàn lao động trong phạm vi Xí Nghiệp.
  • Thực hiện công tác hướng dẫn ,theo dõi,kiểm tra,đông đốc các đơn vị trong Xí Nghiệp - thực hiện công tác ATLĐ-VSLĐ-VSCN.
  • Phối hợp với BP Nghiệp Vụ xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác bảo hộ lao động của Xí Nghiệp.
  • Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuan, quy phạm về an tòan và vệ sinh lao động của nhà nước và các nội quy, quy chế, chỉ thị về bào hộ lao động của Công Ty, đến các cấp và người lao động. Đề xuất tổ chức các họat động tuyên truyền về an tòan, vệ sinh lao động  và theo dõi đôn đốc việc chấp hành.
  • Phối hợp với Tổ Thiết Bị xây dựng quy trình, biện pháp an tòan, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an tòan-vệ sinh lao động.
  • Phối hợp với BP Nghiệp Vụ tổ chức huấn luyện về bảo hộ lao động cho nghười lao động.
  • Phối hợp với Phòng Y Tế, tổ chức đo đạc các yếu tố có hại đến môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với Giám Đốc và các biện pháp quản lý chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
  • Kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ bảo hộ lao động; tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi Xí Nghiệp và đề xuất biện pháp khắc phục.
  • Điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong Xí Nghiệp.
  • Tổ hợp và đề xuất với Giám Đốc Xí Nghiệp giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
  • Dự thảo trình Giám Đốc Xí Nghiệp Ký các báo cáo về bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.
  • Phải thường xuyên đi sát các ca sản xuất, nhất là những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ gây tai nạn lao động để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Được tham dự các cuộc họp sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế họach bảo hộ lao động.
  • Được tham dự các cuộc hợp về xây dung kế họach sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sự dụng nhà xưởng, máy thiết bị mới xây dung, lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở rộng để tham gia ý kiến về mặt an tòan vệ sinh, lao động.
  • Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc  nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, thì có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp can thiệp cần thiết đảm bảo an toàn lao động, đồng thời báo cáo người sử dụng lao động.
  1. Yêu cầu:
  • Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành an toàn lao động.
  • Kỹ năng truyền đạt thông tin và phối hợp giải quyết công việc.
  • Có khả năng độc lập giải quyết công việc được giao.
  • Có kinh nghiệm trong công tác an toàn lao động trên 3 năm.
  • Nắm vững các chế độ, chính sách pháp luật về an toàn lao động.

Podcast tình huống kế toán mới nhất

Danh sách kế toán dịch vụ

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x