1. Về bản khai có xác nhận của UBND cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
Theo quy định tại điểm d.3 khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về đối tượng được giảm trừ gia cảnh là mẹ đẻ như sau:
“d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.”
Cùng với đó, điểm đ, e khoản 1 Điều 9 cũng quy định về điều kiện được tính là người phụ thuộc như sau:
“đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
e) Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1, Điều này là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,...).”
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc được thực hiện theo quy định tại điểm g.3 khoản 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
“g.3) Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:
- Bản chụp Chứng minh nhân dân.
- Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..). ”
Khoản 2.3 Công văn 1882/CT-TTHT về hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc như sau: “2.3. Hướng dẫn bổ sung về nội dung xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp người phụ thuộc là người tàn tật không có khả năng lao động:
Trường hợp người tàn tật không có khả năng lao động nhưng không có xác nhận của cơ quan y tế thì đối tượng nộp thuế tự khai (theo mẫu số 22/XN-TNCN kèm theo Thông tư này) và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang sống xác nhận những biểu hiện cụ thể về sự tàn tật của người phụ thuộc; ví dụ như xác nhận người phụ thuộc bị cụt tay, cụt chân, mù mắt, mắc bệnh thiểu năng trí tuệ (down), bị di chứng chất độc màu da cam,.. ”
Đối với trường hợp này, để xin được bản khai có xác nhận của UBND cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động thì chị thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
-Bản khai theo mẫu số 22/XN-TNCN ban hành kèm theo thông tư 156/2013/TT-BTC
-Văn bản đề nghị UBND cấp xã xác nhận
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Nộp tại UBND cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú
UBND xã tiếp nhận hồ sơ, căn cứ vào những biểu hiện cụ thể về sự tàn tật của người phụ thuộc để thực hiện việc xác nhận.
2. Về trường hợp không phải người tàn tật có được giảm trừ gia cảnh không?
Theo quy định tại Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 thì “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.”
Điều 187 Bộ luật lao động cũng quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
“Điều 187. Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.”
Như vậy, trong trường hợp này, mẹ chị mới 53 tuổi, vẫn đang trong độ tuổi lao động, nếu chị muốn đưa mẹ chị vào để giảm trừ gia cảnh thì phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
-Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
-Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Vậy trong trường hợp này, vì mẹ chị vẫn trong độ tuổi lao động, nếu mẹ chị không bị tàn tật không có khả năng lao động thì sẽ không được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Podcast tình huống kế toán mới nhất