Mẫu đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp

Loại file: .doc   |   Lượt xem: 4294   |   Lượt tải: 359    

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

Đóng mã số thuế hay còn gọi là “chấm dứt hiệu lực mã số thuể” là một trong các công việc cần thiết để thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan thuế đối với các đơn vị trực thuộc hoặc doanh nghiệp. Thủ tục đóng mã số thuế có khó hay không? Thời gian đóng mã số thuế như thế nào?

Đóng mã số thuế là gì?

Đóng mã số thuế là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế. Với các doanh nghiệp muốn giải thể. Thủ tục đóng mã số thuế chính là thủ tục cần thiết để giải thể tại cơ quan thuế. Để có thể đóng mã số thuế doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện:

– Nộp đầy đủ các loại tờ khai, báo cáo thuế

– Nộp đầy đủ các loại thuế (không còn nợ thuế)

Đóng mã số thuế đối với doanh nghiệp

Các trường hợp đóng mã số thuế của doanh nghiệp

– Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản;

– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất);

Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế

– Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;

– Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

– Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc thì toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản

Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Đối với doanh nghiệp: Việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp được cơ quan thuế thực hiện cùng với thời hạn cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp (giải thể) trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

– Biên bản họp, quyết định giải thể của doanh nghiệp

– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu

– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT theo mẫu tại thông tư 95/2016/TT-BTC

Quy trình xử lý hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

– Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế phải thực hiện Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 17/TB-ĐKT gửi cho người nộp thuế. Đồng thời chuyển trạng thái của người nộp thuế và các đơn vị trực thuộc của người nộp thuế về trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
– Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc sang đơn vị chủ quản theo quy định, cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 18/TB-ĐKT gửi cho người nộp thuế (trừ người nộp thuế là doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp sẽ chấm dứt hiệu lực khi có thông báo giải thể của Sở KHĐT).

Đóng mã số thuế đối với đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện)

Các trường hợp đóng mã số thuế của đơn vị phụ thuộc

– Đơn vị trực thuộc có Quyết định chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản.

– Đơn vị trực thuộc bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

– Đơn vị trực thuộc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy phép tương đương theo quy định của pháp luật.

Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế

– Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;

– Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế;

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền;

– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.

Quy trình xử lý hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

– Trong vòng 2 ngày làm việc chuyển trạng thái của người nộp thuế “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế”

– Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc sang đơn vị chủ quản theo quy định, cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 18/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho người nộp thuế (trừ người nộp thuế là doanh nghiệp).


Podcast tình huống kế toán mới nhất

Danh sách kế toán dịch vụ

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x