1.Tập hợp các chi phí sản xuất chung (chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ trả trước; chi phí nguyên vật liệu; chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài…), chi phí tiền lương tập hợp chung hoặc phân loại cho từng đơn hàng, công đoạn – làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm.
2.Dựa trên các khoản chi phí cấu thành để tính: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
3.Kiểm soát các loại giá thành cho từng sản phẩm theo từng đơn hàng sản xuất.
4.Thực hiện việc điều chỉnh giá thành theo biến động chi phí.
5.Theo dõi chi tiết việc nhập – xuất nguyên liệu và thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra – cập nhật các phiếu nhập kho – xuất kho, đảm bảo số lượng, đơn giá khớp với đơn đặt hàng được ký duyệt.
6.Kiểm soát việc tiêu hao nguyên vật liệu, đảm bảo theo định mức quy định
7.Lập bảng tổng hợp – phân tích hiệu quả sản xuất theo từng đơn hàng sản xuất (Giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch).