1 Lập, theo dõi kế họach tài chính của đơn hàng, kiểm soát số liệu về định mức sản xuất và kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ kế toán, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ theo đúng quy trình luân chuyển chứng từ nội bộ;
2 Hạch toán phiệp vụ phát sinh và lưu giữ chứng từ khoa học, cẩn thận, đảm bảo dễ nhìn, dễ tìm, dễ thấy.
3 Phối hợp với các phòng ban khác, thực hiện công việc theo quy trình kế toán; và quy chế tài chính.
4 Yêu cầu kế toán viên về việc thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, các chứng từ kế toán thông qua nghiệp vụ phát sinh hàng ngày; thu, chi tiền mặt, chuyển khoản, xuất nhập kho;...để kiểm tra hạch toán và hạch toán lại các nghiệp vụ phát sinh.
5 Theo dõi chi tiết chi phí NVL mua hàng và xuất hàng phát sinh cho từng đơn hàng sản xuất theo yêu cầu của phụ trách phòng hoặc Tổng Giám Đốc;
6 Lập quyết toán chi phí doanh thu cho từng đơn hàng theo kế hoạch tài chính đã duyệt trước đó; lập báo cáo tổng hợp và phân tích chi phí đồng thời đối chiếu với kế hoạch tài chính theo đơn hàng khi quyết toán mỗi đơn hàng để báo cáo phụ trách phòng và TGĐ
7 Hạch toán các khoản chi phí, thực hiện các bút toán tổng hợp, tính khấu hao TSCĐ, CCDC, chi phí trả trước, các bút toán kết chuyển, lập các bút toán tổng hợp cuối tháng ;
8 Theo dõi và tính giá thành cho thành phẩm nhập kho nội bộ;
9 Lưu lại chứng từ, làm báo cáo hàng tuần, hàng tháng, quý. Xử lý nhanh những phát sinh trong quá trình làm việc;
10 Lập báo cáo quản trị, báo cáo tài chính nội bộ theo yêu cầu của Trưởng phòng và Ban Tổng Giám đốc
11 Tổng hợp, kiểm tra số liệu hạch toán hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và định kỳ quý, năm của kế toán viên. Tra soát, rà soát lên báo cáo tài chính để trình Phụ trách phòng duyệt và ban hành.
12 Nộp báo cáo định kỳ theo quy định:
- Triển khai làm các báo cáo cho tất cả các loại thuế mà doanh nghiệp đang áp dụng: lập tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
- Kiểm tra rà soát các thông tin và lập báo cáo nộp cơ quan thuế định kỳ.
- Tiến hành nộp các báo cáo thuế lên cơ quan thuế theo thời gian quy định và trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có vấn đề phát sinh;
- Đối chiếu, kiểm tra các biên bản trả, nhận hàng để điều chỉnh báo cáo nộp thuế khi có phát sinh;
- Tổng hợp các báo cáo phục vụ cơ quan thuế, kiểm toán hoặc theo yêu cầu của Ban Điều Hành.
- Đề xuất các hướng xử lý đối với trường hợp cần điều chỉnh các nghiệp vụ phát sinh theo quy định và/hoặc sự thay đổi của Luật thuế.
13 Theo dõi tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách và hoàn thuế của công ty;
14 Lập hồ sơ ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.
15 Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh;
16 Cập nhật kịp thời các thông tin, chính sách mới về luật thuế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty;
17 Làm việc với cơ quan thuế, kiểm toán và cơ quan khác khi có vấn đề phát sinh;