Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi nâng tầm bản thân và trình độ nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng các quy định của pháp luật của lĩnh vực chuyên ngành và các quy định pháp luật hiện hành khác.
• Hiểu biết cơ bản về các khái niệm: bản vẽ thô, bản vẽ chi tiết, thiết kế, thi công, dự toán công trình (dự trù các khoản chi phí), quyết toán công trình (giá trị thực của công trình) …
• Đọc – hiểu được bảng dự toán công trình, quyết toán công trình để so sánh được giữa dự toán và thực tế có gì khác biệt.
• Biết các khoản mục chi phí thường có trong công trình xây dựng: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (dựa vào dự toán), chi phí nhân công trực tiếp (đội thợ thi công hoặc thuê ngoài), chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung…
• Phải theo dõi sát sao từng hạng mục bởi mỗi hạng mục có dự toán, quyết toán, sử dụng nguyên vật liệu khác nhau – và còn tùy thuộc vào đặc điểm địa lý.
• Với công trình xây dựng có nhiều hạng mục khác nhau, khi hoàn thành hạng mục nào xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu của hạng mục đó.
• Ngoài các biểu mẫu theo quy định của nhà nước, kế toán xây dựng cần biết cách tạo các mẫu báo cáo phục vụ cho việc báo cáo nội bộ.
• Thường xuyên cập nhật các Nghị định, Quy định, Thông tư… của nhà nước liên quan đến: luật xây dựng, luật đất đai, luật kế toán…