Câu hỏi 1 :

Một khách hàng đưa đến ngân hàng 4 liên ủy nhiệm chi yêu cầu ngân hàng trích TK để trả tiền cho đối tác có TK ở tỉnh B, theo phương thức chuyển tiền điện tử ngân hàng sử dụng ủy nhiệm chi đó như thế nào?

Câu hỏi 2 :

Khi ngân hàng B nhận được các chứng từ chuyển tiền từ ngân hàng A gửi tới gồm các liên ủy nhiệm chi, một giấy báo Có liên hàng, ngân hàng B phải làm những gì với những chứng từ đó theo phương thức đối chiếu phân tán?

Câu hỏi 3 :

Khi ngân hàng A nhận 4 liên ủy nhiệm chi của doanh nghiệp X gửi tới, để thanh toán tiền cho doanh nghiệp Y có tài khoản tại ngân hàng B. Ngân hàng A và ngân hàng B đều tham gia thanh toán bù trừ. Ngân hàng A sử dụng 4 liên ủy nhiệm chi như thế nào?

Câu hỏi 4 :

Thư tín dụng là gì?

Câu hỏi 5 :

Để thanh toán hàng hoá xuất khẩu theo phương thức thư tín dụng (L/C), việc đầu tiên quan trọng nhất, nhà xuất khẩu phải làm thủ tục gì?

Câu hỏi 6 :

Muốn thanh toán theo thể thức mở thư tín dụng, đơn vị mua hàng phải viết 6 liên giấy mở thư tín dụng để nộp vào ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng này sử dụng 6 liên này như thế nào?

Câu hỏi 7 :

Tại ngân hàng bên bán, khi nhận được các liên giấy mở thư tín dụng, ngân hàng này sử dụng như thế nào?

Câu hỏi 8 :

Sau khi đã mở thư tín dụng, Công ty hạ Long sử dụng không hết số tiền đã ký gửi trong tài khoản ký quỹ. Ngân hàng hạch toán như thế nào với số tiền sử dụng không hết?

Câu hỏi 9 :

Uỷ nhiệm chi là gì?

Câu hỏi 10 :

Khi thanh toán bằng hình thức ủy nhiệm chi, doanh nghiệp phải lập 4 liên ủy nhiệm chi. Vậy 4 liên ủy nhiệm chi doanh nghiệp sử dụng như thế nào?

Câu hỏi 11 :

Ngân hàng Công thương Thái Bình nhận được một giấy báo Có liên hàng kèm hai liên ủy nhiệm chi gửi tới, nhưng nội dung là cảng Hải Phòng trả tiền cho cho công ty Thép Thái nguyên tài khoản tại ngân hàng Công Thương Thái Nguyên. Ngân hàng Công Thương Thái Bình xử lý như thế nào?

Câu hỏi 12 :

Khi người thụ hưởng nộp séc bảo chi vào ngân hàng để thanh toán, ngân hàng ghi Nợ tài khoản nào, ghi có TK nào, nếu người thụ hưởng séc và người được bảo chi séc cùng mở TK tại một ngân hàng.

Câu hỏi 13 :

Hạch toán kế toán ngân hàng có một nguyên tắc khá quan trọng, nhưng khi hạch toán séc bảo chi được phép không thực hiện nguyên tắc đó. Đó là nguyên tắc nào và vì sao được phép không thực hiện?

Câu hỏi 14 :

Khi ký quỹ bảo đảm thanh toán Séc chuyển tiền kế toán ngân hàng hạch toán như thế nào?

Câu hỏi 15 :

Muốn được ngân hàng cấp séc chuyển tiền, doanh nghiệp phải làm những gì?

Câu hỏi 16 :

Công ty tôi thành lập và thực hiện một dự án đầu tư. Kế toán theo quyết định 214 đối với đơn vị chủ đầu tư. Nay công ty đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và phát sinh một số khoản thu nhập như : thu từ thanh lý TSCĐ, thu từ lãi tiền gửi tiết kiệm. Theo quyết định 214, tôi hạch toán các khoản thu nhập và chi phí liên quan kể trên vào TK 721 vào TK 821, cuối kỳ kết chuyển chênh lệch giữa 2 tài khoản trên qua TK 421 – Chênh lệch chờ xử lý. Liệu việc hạch toán của tôi như trên có đúng không và các tài khoản thu nhập không liên quan đến dự án có phải chịu thuế TNDN không ?

Câu hỏi 17 :

Thay vì gửi 12tr, lãnh lãi cuối kỳ, thì mỗi tháng KH vẫn gửi đều 1tr/tháng cho đến 12 tháng mà vẫn được hưởng lãi suất định kỳ 1 tháng là 0,6%/tháng. Nếu Kh có 5tr gửi vào tài khoản tiết kiệm tích lũy thì những tháng tiếp theo (4 tháng tiếp theo) vẫn không cần gửi tiền vào tài khoản. Tuy nhiên, KH lại không được tất toán trước hạn, kỳ hạn tối thiểu là 1 năm. Lãi suất: 0,6%/tháng.

 

Câu hỏi 18 :

Doanh nghiệp sản xuất xe đạp điện, thuê đơn vị vận tải chuyển hàng đến đại lý. Trên đường đi, xe gặp tai nạn, toàn bộ số hàng bị hư hỏng hoàn toàn. Theo quy đinh trong hợp đồng, đơn vị vận tải đã chuyển tiền bồi thường toàn bộ số hàng bị hư hỏng theo giá bán cho đại lý. Doanh nghiệp sản xuất xe đạp điện đã xuất hóa đơn?