Câu hỏi 1 :

Tại doanh nghiệp A, khi phát hành phiếu xuất kho yêu cầu lập 3 liên theo quy định. Tuy nhiên, kế toán lập 2 liên nội bộ giống nhau và 1 liên phục vụ hồ sơ thuế nên nội dung chỉnh sửa khác 2 liên còn lại. Với hành vi trên, mức phạt sẽ như thế nào?

Câu hỏi 2 :

Tại doanh nghiệp A, Do chi phí phát sinh nhiều nên kế toán cần mở thêm tài khoản kế toán theo quy định nội bộ của doanh nghiệp phục vụ quản lý (Tài khoản này không có trong hệ thống tài khoản kế toán và chưa được bộ Tài Chính chấp thuận).

Vậy tình huống này trên vi phạm không, và xử phạt như thế nào?

Câu hỏi 3 :

Tại ngày 2/2/N, doanh nghiệp A nhận quyết định thanh kiểm tra hồ sơ kế toán thuế vào ngày 28/2/N. Kế toán A do chưa chuẩn bị kịp hồ sơ nên chỉ cung cấp một số hồ sơ chiếm khoảng 30% số lượng hồ sơ yêu cầu của đoàn kiểm tra. Vậy, trong trường hợp trên, Doanh nghiệp A có bị xử phạt vi phạm không?

Câu hỏi 4 :

Tại ngày 2/6/N, doanh nghiệp A nhận quyết định thanh kiểm tra thuế vào ngày 30/6/N. Kế toán A lưu trữ hồ sơ không cẩn thận dẫn đến mất nhiều hóa đơn GTGT. Vậy, trong trường hợp trên theo quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, Doanh nghiệp A có bị xử phạt vi phạm không?

Câu hỏi 5 :

Theo quy định hiện hành các Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy định phảil lưu trữ tối thiểu 10 năm. Do bảo quản và lưu trữ tài liệu không tốt dẫn đến bị mất, hỏng khi thời gian lưu trữ chưa đến 10 năm. Trường hợp này xử phạt thế nào?

Câu hỏi 6 :

Cuối năm tài chính năm N, doanh nghiệp phải lập và nộp báo cáo tài chính đủ bộ theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, do sơ suất nên kế toán không lập báo cáo kết quả kinh doanh cho năm N. Với trường hợp trên, mức xử phạt đối với hành vi trên là như thế nào?

Câu hỏi 7 :

Tại doanh nghiệp A, do giám đốc thường xuyên đi công tác nên yêu cầu kế toán sử dụng dấu chữ ký khắc sẵn để phục vụ công tác hồ sơ kế toán trong trường hợp được sự cho phép của giám đốc và giám đốc chịu trách nhiệm về việc ủy quyền trên.

Trong trường hợp trên, mức phạt đối với hành vi trên thế nào?

Câu hỏi 8 :

Doanh nghiệp A thực hiện kế toán trên 2 hai thống sổ kế toán Nội Bộ và Thuế. Để hợp thức hóa sổ kế toán Thuế, kế toán khai khống và giả mạo chứng từ kế toán phù hợp với hóa đơn.

Vậy với hành vi này, mức phạt áp dụng như thế nào?

Câu hỏi 9 :

Tại doanh nghiệp A, kế toán X bị ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán do yêu cầu của giám đốc với hành vi trốn thuế. Trường hợp này mức phạt thế nào?

Câu hỏi 10 :

Mức xử phạt với hành vi “Sổ kế toán ghi xen thêm, ghi chồng lên nhau, không gạch chéo phần trang sổ không ghi” như thế nào?

Câu hỏi 11 :

Doanh nghiệp A là doanh nghiệp nhỏ, để tiết kiệm chi phí. Giám đốc có thuê bà B làm kế toán cho đơn vị (Bà B chưa có chứng chỉ hành nghề kế toán và chưa được phép kinh doanh dịch vụ kế toán). Mức xử phạt với hành vi trên là thế nào?

Câu hỏi 12 :

Doanh nghiệp A là doanh nghiệp nhỏ, để tiết kiệm chi phí. Giám đốc không tổ chức bộ máy kế toán, hàng kì chỉ nộp các tờ khai theo quy định. Với hành vi trên, mức xử phạt với hành vi trên là thế nào?

Câu hỏi 13 :

Doanh nghiệp A được xác định là doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tiết kiệm chi phí. Giám đốc bố trí phó giám đốc có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm nhiệm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ. Vậy hành vi trên có được phép không?

Câu hỏi 14 :

Doanh nghiệp A là doanh nghiệp xây dựng, năm 2022 chưa đủ điều kiện đấu thầu thi công dự án ABC, do kết quả kinh doanh năm 2021 chưa cao. Kế toán trưởng quyết định làm giả báo cáo tài chính, khai man số liệu kế toán điều chỉnh tăng lợi nhuận để làm hồ sơ đấu thầu. Vậy, với trường hợp trên, mức phạt thế nào?

Câu hỏi 15 :

Tại doanh nghiệp A có quyết định thanh kiểm tra thuế ngày 1/5/2022 của cơ quan thuế quản lý ban hành. Tuy nhiên, do tự xác định sai phạm và xác định được mức phạt thuế cao, doanh nghiệp A không chấp hành quyết định kiểm tra kế toán của cơ quan thuế với lí do giám đốc vắng mặt.

Vậy với hành vi trên, mức phạt vi phạm đối với hành vi trên là như thế nào?